Video Information
Tranh sơn dầu là một đề tài đã quá quen thuộc với những ai yêu thích nghệ thuật. Vậy sơn dầu là gì? Tranh sơn dầu đã hình thành như thế nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi khám phá nhé!
Sơn dầu là gì?
Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ thế kỷ 11, hội hoạ sơn dầu giữ địa vị rất quan trọng, là vinh quang của nhiều nền mỹ thuật. Thời Phục hưng, các nghệ sĩ ra sức học tập tinh hoa của mỹ thuật quá khứ. Họ nghiên cứu, thể nghiệm, khám phá và sáng tạo. Đồng thời những phát minh sáng chế của các bộ môn khoa học khác cũng được các nghệ sĩ tiếp nhận. Điều đó có lý do của sự hoàn thiện chất liệu mới là sơn dầu.
Tranh sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai), dầu óc chó, dầu cây rum hay dầu cù túc. Tuy nhiên, việc chế màu đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn để tránh pha trộn, gây những phản ứng hóa học giữa các chất màu bởi sắc tố có thể là nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc nguyên liệu hóa học. Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt). Cũng có lúc người ta dùng từ màu dầu thay cho từ sơn dầu để chỉ chất liệu dùng trong tác phẩm hội họa.
Sự ra đời của sơn dầu
Từ xa xưa, khi bắt đầu biết vẽ, con người đã chủ ý tìm kiếm những chất liệu tốt để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp bền vững. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, còn nhiều nhược điểm và hạn chế. Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi nguyên liệu, mày mò tự chế ra sơn vẽ. Nhưng phải đến thời anh em họa sỹ Van Eyck (khoảng 1390 - 1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo, tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian. Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.
Virgin with chancellor Rolin Luber (Đức Mẹ và Thánh Rolin Luber) - Van Eyck
Arnolfini portrait (Chân dung Arnolfini) - Van Eyck
Tranh sơn dầu là gì?
Tranh sơn dầu tiếng anh là Oil painting. Là loại tranh phổ biến và được yêu thích nhất, được gọi theo tên của chất liệu vẽ tranh đó là sơn dầu. Tranh sơn dầu là quá trình vẽ các bức tranh với các chất màu được làm từ sơn dầu. Sơn dầu có thể vẽ trên nền gỗ, kim loại, canvas (vải),... Các loại dầu với những nguyên liệu khác nhau sẽ cho ra những loại sơn dầu có thuộc tính khác biệt. Tranh sơn dầu xuất hiện lần đầu là trong những bức phật giáo của các họa sĩ Ấn Độ rồi đến Trung Quốc ở thế kỷ 5 đến thế kỷ 10, nhưng chỉ đến thế kỷ thứ 15 thì tranh sơn dầu mới trở nên phổ biến và phát triển. Sơn dầu cuối cùng cũng trở thành một phương tiện chính để các họa sĩ chuyển tải thành những tác phẩm nghệ thuật.
Những bức sơn dầu đầu tiên được vẽ từ thế kỷ V – IX trên tường hang đá tại Bamyian (Afghanistan)
Chân dung tự họa - Leonardo da Vinci - nhà hội họa thiên tài người Ý
Bức tranh Nàng Monalisa - Sơn dầu trên gỗ - Leonardo da Vinci
Cô gái và con chồn - Leonardo da Vinci
Theo truyền thống, tranh sơn dầu thường sử dụng cọ để vẽ, nhưng hiện nay, với tính chuyên dụng và nhằm mục đích sáng tạo nhiều khía cạnh hơn, các họa sĩ sử dụng dao, chổi cứng, bay... để vẽ những bức tranh theo ý mình. Đôi khi gặp sai sót, các họa sĩ phải cạo hết lớp sơn dầu và vẽ lại từ đầu, hiện nay " dầu trong" là thứ duy nhất có thể giúp bong các mảng sơn dầu đi, là chất tẩy duy nhất với sơn dầu.
Bức tranh Sự ra đời của Thận Vệ nữ (Botticelli) với nét vẽ mềm mại, uyển chuyển
Bức tranh Đức Mẹ và hoa cẩm chướng (Raphael Santi) đã thể hiện chất da thịt, vải vóc một cách rất chân thực nhờ nét vẽ vo cùng tinh tế
Nét vẽ khỏe khoắn trong Đêm đầy sao - họa sĩ Vincent Vangogh
Bức tranh Cafe về đêm trên vỉa hè khách sạn Forum (Vincent Vagogh) đã thể hiện những nhát cọ dứt khoát
Sơn dầu không bay hơi và thường là khô hẳn trong thời gian 2 tuần, một số màu khô trong vòng vài ngày. Nói chung, để 1 bức tranh khô và treo vào khung hoặc cuộn lại thì còn tùy thuộc vào lớp sơn dầu phủ phía trên (chất liệu, độ dày), sau khi khô hẳn có thể thêm 1 lớp vecni bóng để cho bức tranh sáng đẹp hơn. Một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối thiểu 30 năm, trong điều kiện tốt được bảo quản thì lên đến 80 - 100 năm.
Bức tranh "Cô gái với khuyên tai ngọc trai" được họa sĩ Johannes Vemeer vẽ vào năm 1665
Nghệ thuật hội họa (hay Trong xưởng vẽ) - Johannes Vemeer (1668)
Rừng bạch dương - Levitan Isaac (1885 - 1889)
Mùa thu vàng - Levitan Isaac (1889)
Ưu và nhược điểm của tranh sơn dầu
Ưu điểm
Những phẩm chất nổi bật nhất của hội hoạ sơn dầu là vừa trong, vừa sâu, lại vừa có thể đạt độ bão hòa màu sắc rất cao. Độ chuyển sắc của sơn dầu dường như vô tận. Lớp sơn còn có thể chuyển từ mỏng như màu nước tới dày như phù điêu. Trong khi nhiều chất liệu hội hoạ khác bạc màu, bong nứt thảm hại, những bức sơn dầu của Van Eyck đã trường tồn tới 6 thế kỷ nhưng màu vẫn rực rỡ, trong suốt.
Portrait of a man in a turban (Chân dung người đàn ông với chiếc khăn xếp) - Van Eyck
Khô từ từ: tranh sơn dầu thường mất khá nhiều thời gian để khô vì vậy các họa sĩ sẽ có thêm thời gian để hoàn thiện tác phẩm của mình hoặc thay đổi chi tiết khi cần, đặc biệt là hữu ích trong quá trình giảng dạy cho các học viên.
Pha trộn được với các màu khác: một lợi ích rất lớn của các bức tranh sơn dầu là nó kết hợp tốt với các loại sơn khác. Nếu một họa sĩ sử dụng sơn dầu trên một loại vải nhất định, người đó có thể tạo ra các nét vẽ giàu trí tưởng tượng và màu sắc sinh động.
Bức tranh Giờ giải lao (Daniel Ridgway Knight) - màu sắc trung tính cùng cách vẽ di cọ gợi không khí trong lành của miền quê yên bình
Bức sơn dầu của Thomas Kinkade với những nét vẽ tỉ mỉ đã diễn tả chân thực khung cảnh đường phố sau cơn mưa, sự tinh tế của ánh sáng trên bầu trời, trong cửa hiệu và trong từng ngôi nhà
Bức vẽ con gái của Franz Von Stuck thể hiện rõ sự đối lập trong nét vẽ trên khuôn mặt với các chi tiết khác, làm nổi bật làn da mịn màng trẻ, những lọn tóc mềm mại trên những nếp gấp của áo và mũ
Dễ dàng sử dụng trong khi vẽ: dầu là phương tiện đơn giản nhất để chúng ta sử dụng trong quá trình vẽ. Nói chung, việc tạo ra một bức tranh sơn dầu là tương đối đơn giản trái ngược với việc sử dụng các chất liệu khác như màu nước hoặc sử dụng phấn màu. Hầu hết người mới bắt đầu sử dụng sơn dầu vì lý do này. Sơn cũng không di chuyển hoặc chạy khi vẽ trên vải và điều này cho phép bạn vẽ một bức tranh chính xác hơn. Ngoài ra, nó dễ dàng hơn để sửa chữa khi sử dụng sơn dầu.
Tạo ra những bức tranh tốt hơn: sơn dầu thường khô rất chậm, điều này khiến cho các họa sĩ có thêm cơ hội để có được hiệu quả làm việc trong khi vẽ tranh. Bạn có đủ thời gian để thay đổi quyết định nào đó mà bạn muốn thực hiện và do đó các bức tranh sơn dầu sẽ tốt hơn.
Độ sâu: sơn dầu cung cấp một loạt các màu sắc và độ sâu của màu sắc tạo nên sự phong phú, vì chúng có thể được xếp lớp và pha trộn một cách tự do hơn các loại sơn khác, chẳng hạn như màu nước hoặc màu acrylic. Các họa sĩ tinh tế có thể thay đổi sự phong phú hay giai điệu trong màu sắc của họ bằng cách thêm một lượng nhỏ các màu sắc khác.
Bức tranh Trong công viên (Levitan Isaac) đã thể hiện thành công chiều sâu của không gian
Bức tranh Cafe trong vườn (Daniel Ridgway Knight) đã tái hiện khung cảnh trong lành của buổi sáng thôn quê
Nhược điểm
Khô chậm có thể là một bất lợi vì chúng được làm bằng các hạt nhỏ của các sắc tố được cân đối trong một loại dầu khô. Một số sắc tố trong sơn có thể gây độc, sơn dễ dàng bị hư hỏng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp. Mặc dù có thể pha với các màu khác nhưng khả năng pha trộn của sơn dầu tương đối kém.
Bức tranh La Belle Ferroniere (Leonardo da Vinci) cũng như các bức tranh sơn dầu lâu đời khác, trải qua sự tàn phá của thời gian đã có những hư hỏng nhất định
Một số tác phẩm sơn dầu khác
Thiên thần - Franz Von Stuck
Hoa Diên vĩ -Vincent Vangogh
Ấn tượng mặt trời mọc - Claude Monet
Bức tranh Em Thúy - Trần Văn Cẩn
Thiếu nữ bên hoa huệ - Tô Ngọc Vân
Phố Hàng Bạc - Bùi Xuân Phái
Bãi biển Mỹ Khê - Bùi Xuân Phái
0 Comment